1. Vi khuẩn lao
Để phòng tránh bệnh lao chúng ta cần biết vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, là vi khuẩn hiếu khí, chính là tác nhân gây bệnh lao. Trực khuẩn lao có hình dạng giống que nhỏ, có thể chịu đựng được chất sát khuẩn yếu và sống sót trong trạng thái khô.
2. Nguyên nhân bệnh lao
Bệnh lao phổi do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Nhiễm vi khuẩn Mycobacterim tuberculosis (trực khuẩn Koch): Vi khuẩn này là nguyên nhân lây tryền bệnh lao từ người này sang người khác qua đường hô hấp.
- Tiếp xúc thường xuyêng với môi trường ô nhiễm: khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh.
- Tiếp cúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể bị lây nhiễm bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng các loại thực phẩm chứa vi khuẩn lao, ăn vật nuôi nhiễm lao cũng có thể khiến chúng ta bị nhiễm lao.
3. Triệu chứng bệnh lao
Ho liên tục: Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Nếu bạn bị ho nhiều hơn một tháng và không có bất kỳ loại thuốc ho nào có thể làm dứt cơn ho, hãy đến gặp bác sĩ vì nhiều khả năng bạn đã bị lao.
Ho ra máu: Ho do những nguyên nhân khác thường không kèm ra máu, nhưng ho ra máu là triệu chứng quan trọng của bệnh lao. Một khi thấy triệu chứng này, đừng chần chừ, hãy đến bác sĩ ngay lập tức.
Đau ngực: Có nhiều lý do khiến bạn bị đau ngực nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu bị lao. Nếu bạn cảm thấy bị đau nhói ở ngực khi thở vào, hít ra, 90% bạn đã mắc bệnh lao. Thậm chí, nếu thấy khó khăn khi thở và phải cố gắng thở mỗi khi lên cơn ho, hãy nghĩ đến căn bệnh này và kiểm tra sức khỏe ngay.
4. Các triệu chứng bệnh lao khác
Giảm cân đột ngột: Bỗng dưng một ngày bạn phát hiện cân nặng sụt giảm trầm trọng không có lý do, dù đã bồi dưỡng nhiều cách nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện. Khi ấy, hãy nghĩ ngay đến bệnh lao.
Sốt về chiều: Nếu bạn bị ho, đau ngực còn kèm thêm sốt thì rất nhiều khả năng bạn đang mắc bệnh lao. Bạn không sốt cao nhưng cơn sốt nhẹ kéo dài từ ngày này sang ngày khác, đặc biệt sốt về chiều.
Đổ mồ hôi đêm: Bênh lao có thể gây ra chứng mất ngủ do ho và sốt, kèm theo đó là đổ mồ hôi đêm. Đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh lao.
Mệt mỏi: Lúc nào bạn cũng cảm thấy không còn năng lượng, chỉ muốn nằm cả ngày. Mệt mỏi cũng là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh lao, cần tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.
5. Phòng tránh bệnh lao
Mặc dù chỉ 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển đến bệnh lao, nhưng tỉ lệ tử vong là 51% nếu không điều trị. Với mục tiêu chung là điều trị khỏi lao, phòng tránh bệnh lao, bạn cần tuân thủ 3 điều sau.
– Thứ nhất là điều trị liên tục. Thời gian tối thiểu điều trị lao là từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào mức độ đáp ứng của bạn.
– Thứ hai: Bạn cần điều trị đủ thời gian. Thời gian điều trị của bạn thường là bao gồm hai giai đoạn: tấn công và duy trì.
Thứ ba : Không được thiếu một thuốc nào. Tùy từng vào thời kỳ điều trị lao,
Nếu nơi làm việc của bạn đang có người bị bệnh lao, bạn nên tham khảo Dịch vụ Phun diệt khuẩn lao của công ty TKT Cleaning tại Tp.HCM. Sử dụng hóa chất khử trùng bênh lao tiên tiến, chứng nhận bởi viện Pasteur khả năng diệt vi rút bênh lao Mycobacterium tuberculosis. Chỉ sau 5 phút tiếp xúc, vi khuẩn bị tiêu diệt 100%.
Có thể bạn quan tâm
Dịch vụ khử trùng văn phòng, công ty, nhà cửa: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-khu-trung-van-phong-cong-ty/
Nguồn: công ty vệ sinh công nghiệp TKT Cleaning