Thế giới Châu Á đa màu sắc, tin vào sự huyền bí, tin vào thánh thần và có một chút “mê tín dị đoan”. Cùng công ty vệ sinh TKT tìm hiểu về phong tục dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, cùng các phòng tục độc và lạ khác tại các nước Châu Á.
1. Trung Quốc vệ sinh nhà cửa để xả xui
Tết cổ truyền ở Trung Quốc là những ngày lễ quan trọng nhất của người dân nước này. Bắt đầu từ 8/12 âm lịch mọi người dân Trung Hoa trên khắp thế giới thực hiện cuộc di dân vĩ đại nhất thế giới cùng về quê ăn Tết để được đoàn tụ với gia đình. Họ quây quần bên nhau làm những món ăn ngon để thờ cúng tổ tiên trong dịp năm mới và những lễ hội vui Tết Nguyên đán của họ được kéo dài cho đến hết ngày 15/1 âm lịch. Tết kéo dài gần 1 tháng trời với rất nhiều các hoạt động lễ hội và văn hóa.
Mừng năm mới theo tiếng Trung Quốc là “Guo Nian”, trong đó Nian có nghĩa là năm. Tuy nhiên, theo truyền thuyết thì Nian là tên một con quái vật luôn xuất hiện vào ngày cuối cùng của năm cũ để quấy phá dân lành, và một năm nọ người ta phát hiện con quái vật này rất sợ màu đỏ và tiếng ồn.
Trước ngày Tết, người ta đều phải làm vệ sinh nhà cửa để “xả xui”. Thông thường những gia đình của người Trung Quốc thuê dịch vụ vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là những nhà giàu do họ quá bận rộn. Các văn phòng thì họ đều thuê dịch vụ vệ sinh văn phòng để làm sạch văn phòng của họ, chào đón một năm mới may mắn hơn, tiếp nhận những “vận đỏ” mới trong làm ăn.
Trong năm mới có phong tục đốt pháo để đuổi ma quỷ và những điều xui xẻo. Người ta thường mua cành đào để nhà vì cho rằng cây đào nở hoa tượng trưng cho tài lộc.
Trong năm mới, trẻ em và người già thường được mừng tuổi, gọi là lì xì, tiền đựng trong bao đỏ để lấy may. Mỗi năm trong lịch của người Trung Quốc tương ứng với một con vật nên trong năm của con vật nào thì người ta thường tránh ăn thịt con vật đó vào đầu năm.
Kể từ đó cứ mỗi dịp năm hết Tết đến người dân Trung Quốc thường trang trí nhà bằng cách treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn có một cái Tết vui vẻ, một năm mới an lành.
2. Hàn Quốc – vệ sinh nhà cửa đúng 30 tết
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seollal thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch, là đại lễ quan trọng nhất của dân tộc Đại Hàn. Tết này còn có tên gọi là Won Dan theo âm tiếng Trung Quốc là Tết Nguyên đán, gồm một loạt lễ hội, bắt đầu từ Ngày Năm Mới (mùng 1 Tết). Seollal kéo dài trong 3 ngày.
Cũng như ở Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới, trẻ em luôn được quan tâm đặc biệt. Chúng là trung tâm của Tết người đại hàn. Vì thế mà có người nói rằng, cứ theo chân trẻ em bạn sẽ đến được Tết Hàn Quốc.
Đúng vào ngày 30 Tết, các gia đình đều đã lo dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Không chỉ vệ sinh nhà cửa, họ còn vệ sinh thân thể. Buổi tối trước giao thừa, họ thường tắm bằng nước nóng để tẩy trần. Các thanh tre được đốt trong nhà lúc giao thừa để xua đuổi tà ma vì tục truyền do tiếng nổ của các thanh tre sẽ làm cho ma quỷ khiếp sợ bỏ chạy. Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Người Hàn Quốc mặc Hanbok nhiều màu sắc (Hanbok là trang phục truyền thống Hàn Quốc) vào ngày đầu tiên của năm mới. Người Hàn Quốc quen chào đón Năm Mới bằng cách đến thăm bãi biển phía Đông như tới các thành phố Gangneung và Donghae thuộc tỉnh Gangwon, nơi họ ngắm tia sáng đầu năm của mặt trời mọc vào ngày đầu tiên trong năm.
Tiếp sau đó mọi người sẽ đi chúc tết hàng xóm, người thân, đi thăm mộ Tổ tiên và du xuân đến những nơi danh lam, thắng cảnh, hoặc thăm các vườn hoa, cây cảnh, viếng chùa ngày xuân
3. Triều Tiên vệ sinh nhà cửa là việc làm quan trọng
Trước kia, Tết ở Triều Tiên vào tháng 10 và tháng 11, gần đây mới chuyển dần sang mồng 1 tháng Giêng âm lịch. Tết kéo dài hàng tuần với nhiều phong tục truyền thống đặc sắc như dán hình động vật lên cửa chính các công sở để cầu may, mời thầy pháp saman đến cúng tế và xem bói, tổ chức đón trăng mọc.
Người Tiều Tiên cũng rất coi trọng việc vệ sinh nhà cửa và dọn dẹp chúng để đón Tết.
Ngày đầu năm, người Triều Tiên thức dậy từ rất sớm, lúc mặt trời vừa ló. Mỗi người sẽ lấy một ít tiền cho vào trong hình nộm bằng rơm, sau đó đem bỏ ra ngoài phố để đuổi tà ma, đón vận may. Đến xế chiều, người ta lấy tóc rụng được thu thập trong năm đem ra đốt, mong sự bình an cho cả năm.
Vào sáng sớm của ngày đầu tiên năm mới, các thành viên trong gia đình quây quần bên người ông cao tuổi nhất trong nhà để tổ chức nghi lễ Cha-rye (lễ tạ ơn gia tiên). Cả nhà sẽ cùng nhau dùng Ttok-kuk, món ăn được làm từ nước cơm, với chiếc bánh gạo và đậu xanh trong đó.
Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, họ tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa. Người Triều Tiên quan niệm khi họ thêm 1 tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.
4. Nhật Bản bánh bột gạo môchi.
Ở Nhật Bản, năm mới gọi là Oshogatsu, là dịp tụ họp gia đình nên tất cả cừa hàng, văn phòng, cơ quan đều đóng cửa. Trong năm mới, người ta thường treo một vòng làm bằng rơm khô trước cửa nhà vì đó là biểu tượng của niềm vui và sự may mắn.
Đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai lau rửa nhà cửa sạch sẽ để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ, đón năm mới sạch sẽ. Ở các trường học hay các công ty thì tất cả đểu dành thời gian cho việc dọn dẹp cuối năm hoặc thuê các công ty vệ sinh để thực hiện việc này. Tất cả với niềm tin bỏ hết những bẩn của năm cũ, sẵn sàng chào đón năm mới với cả về tinh thần và thể chất sạch sẽ, tươi mới.
Trong năm mới khi gặp nhau, người ta thường cười to với hy vọng sẽ vui vẻ quanh năm. Để xua tan mọi điều xui xẻo trong đêm giao thừa, người Nhật thường rung chuông 100 lần. Tết ở Nhật Bản kéo dài tới 2 tuần.
Người Nhật tổ chức ngày lễ mừng năm mới cũng vào ngày 1/1 dương lịch như các dân tộc khác nhưng đồng thời, họ vẫn giữ niềm tin theo đạo Shinto của mình. Để đuổi tà ma, họ treo một sợi rơm ngang qua cửa nhà, tượng trưng cho sự hạnh phúc và may mắn. Khi năm mới bắt đầu, người Nhật sẽ cười thật to vì như thế may mắn sẽ tới với họ.
Cũng như tập tục cũ ở một số nước châu Á, người Nhật cho rằng vào dịp Tết, thần linh cũng như những linh hồn người thân có thể về thăm, cho nên nhà cửa được dọn dẹp thật sạch sẽ và đẹp. Trước cửa mọi nhà đều có các cành thông và tre bện vào nhau tượng trưng cho sự trung thành và trường thọ, đôi khi còn có thêm cành mận.
Người Nhật chuẩn bị Tết từ trước đó khá lâu. Họ có thú vui mua sắm Tết và tặng quà nhau, nhiều nhất là kimônô đẹp.
Vào những ngày này, khắp nơi vang lên tiếng chày giã bột gạo làm bánh. Bánh Tết đặc trưng là bánh bột gạo môchi. Đúng 12 giờ đêm giao thừa, trong các trường vang lên 108 tiếng chuông. Tiếng chuông còn được truyền qua radio.
Nhiều người Nhật đổ tới các chùa để làm lễ đầu năm, mua bùa hộ mệnh. Theo truyền thống, trong những ngày đầu năm, các cô gái được sai ra đồng bứt hái nhiều loại cây cỏ (không độc) khác nhau. Tới ngày mồng bảy Tết, chủ nhà đem nấu những lá “lộc xuân” đó với gạo thành món ăn đặc biệt dùng để ăn sáng.
5. Lào té nước đón tết
Tết đón năm mới của các bộ tộc Lào là Bun-gu-may (quen gọi là Tết buộc chỉ cổ tay hay Tết té nước). Tết Bun-gu-may được tổ chức trong ba ngày 13, 14, 15 tháng 4 dương lịch. Trong những ngày Tết, mọi người gặp nhau vui vẻ chúc Tết bằng cách buộc những sợi chỉ bằng bông hay len có màu xanh, hồng vào cổ tay nhau. Trong suốt ba ngày tết ai có nhiều chỉ buộc cổ tay được coi là người sẽ gặp may mắn cả năm.
Tiếp theo là tục té nước thơm cho tượng phật, sư sãi và bạn bè người thân. Người ta càng vui càng té nhiều nước. Một số nơi, người dân Lào còn làm lễ phóng sinh cho chim, cá, rắn… và coi đó là một trong những việc thiện đầu năm mới.
6. Campuchia Tết tìm đến cửa phật
Người Campuchia lấy ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni để tính niên đại, vì vậy từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 4 năm dương lịch là thời gian diễn ra Tết đón năm mới (Tết Choi Chơnăm Thmay – hay Tết Núi Cát).
Trong dịp tết, các đền chùa thường treo cờ ngũ sắc và cờ trắng hình cá sấu của đạo Phật. Trước khi đón năm mới, mọi nhà đều dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên, trên bàn thờ thường thắp 5 nén nhang, 5 đèn cầy. Và các gia đình đều làm 5 núi cát, có nơi người ta không đắp bằng cát mà đắp bằng trái cây, các loại bánh hoặc những chẽn lúa…
Ngày đầu năm mới, mọi người trong nhà đều ngồi xếp chân một phía trước bàn thờ, chắp tay vái cầu nguyện Phật trời để xin tận hưởng phước lộc. Sau đó họ ăn mặc sặc sỡ để đến chùa dự lễ, nghe sư đọc kinh cầu nguyện, tưới nước thơm vào tượng phật, sư sãi, dâng các loại bánh ngon lên ông bà cha mẹ, để chúc thọ và báo hiếu..
7. Thái Lan té nước người cao tuổi
Trước đây, Tết ở Thái Lan (Songkram) cũng tổ chức vào thời gian như ở Lào và Campuchia, nhưng hiện nay chuyển sang mồng 1 tháng 1 dương lịch. Từ chiều tối 31 tháng 12, người ta mở tiệc linh đình, kéo dài suốt đêm đến tận sáng hôm sau.
Đây là thời điểm người Thái tỏ lòng kính trọng với Đức Phật, dọn dẹp vệ sinh nhà ở, té nước vào người cao tuổi nhằm tỏ lòng tôn kính. Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc. Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước, bóng…những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Buổi sáng đầu năm, mọi người ra khỏi nhà dự các lễ hội Phật giáo: đi lễ chùa, dâng tặng phẩm cúng dường… để cầu phúc. Sau đó, họ nghe hòa thượng giảng kinh Phật, tham gia lễ hội té nước truyền thống rồi đi chúc mừng nhau.
NHÂN DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN, công ty vệ sinh công nghiệp TKT kính chúc quý khách hàng An Khang, Thịnh Vượng, Vạn Sự Như Ý. TKT xin cảm ơn Quý Khách Hàng đã tin tưởng sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà cửa của TKT trong suốt năm 2021 vừa qua. Để chào đón năm mới 2022, TKT rất mong muốn được phục vụ Quý Khách Hàng với dịch vụ vệ sinh nhà cửa Tết.
KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH