Chúng ta cũng tìm hiểu, tĩnh điện là gì? Làm sao để chống tĩnh điện trong công nghiệp? Tại sao phải lắp đặt sàn chống tĩnh điện? Sàn chống tĩnh điện Vinyl ESD là gì? Thi công sàn Vinyl ESD chống tĩnh điện như thế nào?
1. Tĩnh điện là gì?
Tĩnh điện (tiếng anh là: Static electricity) là hiện tượng mất cân bằng điện tích trên bề mặt của một vật liệu. Điện tích sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó có thể truyền đi nơi khác thông qua một dòng điện hoặc sự phóng điện. Khái niệm “tĩnh” trong tĩnh điện ý nói đến sự tương phản với dòng điện.
- Vì Dòng Điện là hình thức mà điện (các hạt mạng điện electron) được truyền qua vật dẫn và mang theo năng lượng.
- Còn Tĩnh Điện là các hạt mạng điện vẫn Ở YÊN trên bề mặt mà chưa được truyền đi.
1.1. Nguyên nhân và hiện tượng tĩnh điện
Một nguyên nhân gây nhiễm điện thường gặp là sự tiếp xúc giữa các vật liệu rắn. Khi hai vật cọ xát vào nhau tạo ra tĩnh điện, một vật nhường đi electron và trở nên mang điện dương còn vật kia nhận electron và trở nên mang điện âm. Bị giật và Quần áo hút bụi: Khi chúng ta mặc nhiêu lớp quần áo để giữ ấm trong mùa đông, khi cử động hoặc các lớp áo cọ sát vào nhau tạo nên hiện tượng tĩnh điện Khi cởi bỏ các lớp áo sẽ tạo ra nhiều tĩnh điện hơn và nếu lúc này bạn chạm vào một vật dẫn kim loại thì bạn có thể bị giật bắn người do lượng điện tích trên người giải phóng ra
Một nguồn nhiễm điện khác là chuyển động của chất lỏng trong ống hẹp. Nếu chất lỏng là dễ cháy – ví dụ như xăng – thì một tia lửa do phóng điện đột ngột có thể gây ra hỏa hoạn hoặc cháy nổ.
Chất khí và hơi chuyển động cũng có thể phát sinh nhiễm điện. Trường hợp quen thuộc nhất của hiện tượng này là sét.
1.2. Sự cố gây bởi tĩnh điện
Sự phóng tĩnh điện (ESD – Electrostatic Discharge)
Tương tự như hiện tượng sét trong tự nhiên. Tĩnh điện trên bề mặt vật thể sẽ phóng các điện tích xuống đất qua trục máy tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng tạo ra của tia lửa điện vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu (đây là các dung môi gas, xăng.. v.v bay hơi) sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa hoạn
Sự bám hút (ESA – Electro Static Attraction)
Các hạt bụi nhỏ khi gần từ trường tĩnh điện sẽ bị phân cực trái dấu. Sau đó các hạt bụi này sẽ bị hút vào bề mặt vật thể do lực hút. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm. Những tác hại thường thấy là giảm chất lượng sản phẩm, mực in bị nhiễm bẩn, bị lem khi in, kẹt máy, làm hư bản in trên ống đồng
Bởi vậy, trong sản xuất chúng ta thường gặp phải các vấn đề khó chịu:
- Màng phim, chai lọ bị bám dính bụi, tích điện làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Các bao bì làm ra không thể xếp ngay hàng
- Tĩnh điện cao gây ra tia lửa điện dẫn đến cháy nổ. Hỏa hoạn từ những nơi dễ cháy như dung môi in
- Mực in bị lem (vết chân chim, kéo râu…)
- Công nhân bị điện giật gây tai nạn lao động
- Phế phẩm tăng do người công nhân không muốn lại gần màng phim…
- Quy trình đóng rót bị hút bụi, miệng túi bị hở
- Các sản phẩm nằm không đúng vị trí vì đẩy nhau do nhiễm tĩnh điện gây phế phẩm
- Kẹt màng vào các trục cuốn của máy
2. Chống tĩnh điện như thế nào
Chính vì những tác hại trên nên nhà sản xuất đưa ra các biện pháp chống tĩnh điện để đảm bảo cho an toàn trong sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm
Các chất liệu khác nhau sẽ có những giải pháp khác nhau. Đối với các chất liệu dẫn điện thì phương pháp thường gặp nhất là nối đất trực tiếp.
Đối với những chất liệu không dẫn tĩnh điện như vật liệu tự nhiên, hỗn hợp thì chỉ có một giải pháp là dùng ionizer. Đây là phương pháp tạo ra các ion trung hoà những vùng bị tĩnh điện, nếu không được trung hòa bởi những điện tích tự do, tĩnh điện mất đi rất chậm. Những vật liệu cách điện cho phép những nhóm điện tích âm và điện tích dương hình thành. Khi những điện tích không thể di chuyển trên bề mặt của vật liệu này, việc nối đất không thể loại bỏ những điện tích này. Sự ion hóa là phương tiện duy nhất để loại bỏ tĩnh điện ở những vật liệu cách điện. Sự ion hoá các điện tử tự do trong không khí bằng phương pháp phân cực điện áp cao tạo ra liên tục luồng điện tích âm và điện tích dương. Những điện tích này sẽ kết hợp với những điện tích trái dấu trên bề mặt của vật liệu do đó triệt tiêu được tĩnh điện trên bề mặt cách điện.
Các thiết bị chống tĩnh điện có thể khử được các ion bằng cách trung hoà chúng. Một số thiết bị chống tĩnh điện thông dụng là: thanh khử tĩnh điện, vòi phun chống tĩnh điện, súng chống tĩnh điện, dao khí, quạt ion, bộ nạp tĩnh điện, vòng tay tĩnh điện, dây nối đất… (antistatic bar, ionizing nozzle, ionizing gun, air knife, ionizing blower, charging, wrist trap…).
Để chống tĩnh điện cho một hệ thống máy in, người ta gắn những thanh khử tĩnh điện lên một số vị trí để nó trung hoà các ion tạo ra từ giấy trong quá trình cọ xát, xả cuộn, sấy khô…
Để chống tĩnh điện trong quá trình sơn, người ta sử dụng quạt ion hoặc thanh khử tĩnh điện gắn ở vị trí gần nơi phun sơn để những thiết bị này khử ion trong các hạt sơn. Do không bị nhiễm tĩnh điện, các hạt sơn bám chắc chắn vào bề mặt hạt cần sơn, tạo nên lớp sơn thẩm mỹ hơn.
Sét đánh vào Tháp CN ở Toronto, Canada. Tòa tháp cao 553 mét này bị sét đánh khoảng 80 lần mỗi năm, nhưng các sợi dây đồng chạy từ đỉnh anten của tháp xuống 52 chân cọc chôn dưới đất đã làm tiêu tán hết các điện tích.
Trong ngành công nghiệp sản xuất, tĩnh điện luôn là vấn đề nhức nhối. Do những yêu cầu nghiêm ngặt về chống tĩnh điện, phân tán điện nên thi công sàn vinyl chống tĩnh điện cũng vô cùng khắt khe.
3. Tìm hiểu về sàn Vinyl ESD chống tĩnh điện
Chúng ta cùng tìm hiểu về sàn Vinyl chống tĩnh điện, cấu tạo của sàn, keo và nguyên tắc chống tĩnh điện của sàn chống tĩnh điện Vinyl ESD
3.1. Sàn Vinyl chống tĩnh điện là gì?
Định nghĩa: Sàn Vinyl chống tĩnh điện là loại sàn Vinyl đặc biệt, trong thành phần tạo nên sàn có các hợp chất, chất giúp tiêu tán điện tích (loại bỏ/hút/làm mất) điện tích của các vật thể tiếp xúc trên bề mặt sàn. Thông thường hiện nay là sàn Vinyl chống tĩnh điện ESD (eliminate electro static discharge).
3.2. Cấu tạo của sàn chống tĩnh điện Vinyl ESD
Có thể bạn chưa biết: con người sẽ bị điện giật ở 3000V, nhưng thiết bị điện tử có thể bị hư hại với dòng điện chỉ 5V. Do đó sàn Vinyl chống tĩnh điện sẽ giúp tiêu tan điện tích ngay từ khi nó hình thành, dù con người không cảm nhận được.
Sàn Vinyl ESD chống tĩnh điện là gì: đó là loại sàn Vinyl đặc biệt giúp tiêu tán điện tích bằng phương pháp ESD (eliminate electro static discharge) loại bỏ điện tích tĩnh điện.
Cấu tạo của Sàn Vinyl chống tĩnh điện:
- (1) Cơ cấu tiếp đất
- (2) Keo dẫn điện
- (3) Nền bêtông
- (4) “Mạch” dẫn điện
Sàn dẫn điện Vinyl được phủ các hạt dẫn điện dạng rắn, có tính đồng nhất. Đặc điểm quan trọng nhất khi lựa chọn sàn Vinyl chống tĩnh điện đó là tính chất dẫn điện của nó phải không ảnh hưởng bởi độ ẩm môi trường, bền vững theo thời gian. Tính chất của sàn Vinyl chống tĩnh điện là nhỏ hơn 2.5 x 10^4 – 1 x 10^6ohm, nó có độ điện trở khá cao, không phải như kim loại làm dây dẫn như đồng, thép có điện trở suất chỏ <0.001 ohm mét. Sàn Vinyl chống tĩnh điện giúp kiểm soát các vấn đề tĩnh điện sinh ra từ bàn, ghế, con người. Đối với sàn bình thường, khi đi lại, con người có thể tạo ra dòng tĩnh điện 5000V. Đối với Sàn Vinyl thông thường dòng điện chỉ khoảng 3500V. Đặc biệt đối với sàn Vinyl chống tĩnh điện, dòng điện sinh ra nếu có chỉ nhỏ hơn 12V.
3.3. Tìm hiểu về keo Vinyl chống tĩnh điện
Keo Vinyl chống tĩnh điện được bán hộp khoảng 14kg, phủ được khoảng 60m2. Đặc tính điện trở Electrical resistivity < 3 x 10^5 Ohm. Sau khi mở khoảng 20-40 phút là keo bắt đầu khô cứng. Sau 1h bắt đầu sẽ có tác dụng. Chỉ nên đi lại sau 24-48h. Và keo đạt sức mạnh nhất sau 4-5 ngày. Để đi đường ron bằng hàn nhiệt nên sau 24-48h.
3.4. Nguyên tắc khử tĩnh điện của sàn Vinyl
Mạch Carbon trên sàn Vinyl giúp dẫn các điện tích. Xuống lớp keo dẫn điện. Sau được dẫn đi bởi các sợi dây đồng tiếp đất. Toàn độ điện tích này sẽ được dẫn xuống dưới đất. Đối với sàn nâng Vinyl, tĩnh điện sẽ được đưa xuống các cột thép, và xuống đất.
4. Thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện ESD
4.1 Dụng cụ thi công
Máy hàn, dụng cụ sủi, con lăn bề mặt, búa cao su, thước, dao, máy khoan lỗ….
4.2. Quy trình thi công sàn vinyl ESD chống tĩnh điện
Chuẩn bị mặt bằng:
- Sàn vinyl phải được lắp đặt sau cùng, khi các hạng mục khác của công trình đã được hoàn thiện. Mục đích để tránh bụi bẩn hoặc các chất, dụng cụ khác có thể gây hư hỏng hoặc giảm tính năng của sàn.
- Nên lắp đặt điều hòa không khí trước khi thi công sàn vinyl 07 ngày.
- Giải phóng, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ, yêu cầu mặt nền khô tuyệt đối.
- Mặt nền phải thật bằng phẳng, điều kiện cân bằng ở mức ± 3mm. Các điểm nứt vỡ, lồi lõm phải được xử lý triệt để. Bất kỳ điểm nào không bằng phẳng sẽ được thể hiện qua tấm sàn cũng như trên bề mặt của nó sau khi hoàn thiện. Với những sàn bê tông, xi măng chưa đảm bảo tiêu chuẩn thì cần phải sử lý lại sàn bằng máy mài sàn bê tông để đảm bảo độ phẳng, độ ổn định trước khi thi công. Hoặc dùng hóa chất tự san phẳng bề mặt bê tông.
- Hoặc chuẩn bị bề mặt đối với sàn nâng.
- Sau đó làm vệ sinh sạch bằng máy hút bụi boặc dụng cụ lau dọn vệ sinh
- Độ ẩm của sàn bê tông phải thấp hơn 25%.
- Nhiệt độ trong phòng khi thi công và bảo quản vật liệu (sàn & keo) từ 20oC đến 25oC, duy trì ổn định 48 giờ trước và sau khi lắp đặt.
- Mặt dưới sàn vinyl chống tĩnh điện là hệ thống dây đồng (băng keo đồng) dẫn điện có quy cách 3.0m x 3.0m.
- Bốn góc tiếp đất phải được làm sẵn, cao hơn mặt sàn 200mm trước khi thi công
Thi công, hoàn thiện sàn vinyl chống tĩnh điện:
- Trong keo dán gồm nhiều thành phần hợp chất và có thể bị lắng đọng, pha trộn không đều. Đặc biệt keo có chứa chất dẫn tĩnh điện nên cần được khuấy thật kỹ trong khoảng thời gian 10 phút.
- Đổ keo ra sàn. Trét đều keo lên mặt sàn thành từng đợt khoảng 4 – 8m2, đồng thời trét keo lên 2 mặt của dây đồng tĩnh điện theo suốt chiều dài của tấm.
- Kiểm tra lại tấm sàn vinyl trước khi dán, yêu cầu sạch và phẳng.
- Chọn điểm đặt đầu tiên để dán sàn, sau đó tiến hành dán lần lượt từng tấm bắt đầu từ điểm đặt đã định.
- Sử dụng búa cao su vỗ đều lên tấm sàn, khoảng cách đường roang giữa mỗi tấm là 2.0mm. Sử dụng miếng kẹp nhựa nhỏ để xác định khoảng đường ron này.
- Để đảm bảo sự kết dính tốt thì nên thi công sàn vinyl chống tĩnh điện trong khoảng 30 phút sau khi quét keo.
- Sau khi dán 30 phút, dùng con lăn trọng lượng khoảng 50kg lăn đều trên toàn bộ mặt sàn. Dùng lăn tay ở những vị trí không thể sử dụng con lăn lớn.
- Vệ sinh toàn bộ mặt sàn bằng khăn sạch.
- Sử dụng dây hàn từ 3 – 4mm với góc hàn 40o, hàn mối nối với chiều sâu 2/3 độ dày sàn vinyl.
- Cắt phần dư thừa trên mối hàn bằng lưỡi dao chuyên dụng.
- Dùng miếng cover former để ép góc tại các đường viền góc, dùng miếng capping strip gắn lên trên miếng vinyl tại điểm chân tường để chống bụi.
- Dùng miếng step end gắn vào đầu tấm vinyl tại các điểm đường nối (cửa ra vào hoặc đường nối bên ngoài và bên trong không cùng là sàn vinyl).
- Vệ sinh sạch sẽ sau 24 giờ hoàn thiện và sử dụng sau 48 giờ.
5. Dịch vụ liên quan có thể bạn quan tâm
- Đội thi công sàn Vinyl chống tĩnh điện: https://tktg.vn/doi-thi-cong-san-vinyl-chong-tinh-dien/
- Dịch vụ phủ bóng sàn Vinyl thường, sàn Vinyl chống tĩnh điện: https://tktg.vn/dich-vu/dich-vu-phu-bong-san-vinyl/
Công ty vệ sinh TKT Cleaning với bài viết tìm hiểu về tĩnh điện, khử tĩnh điện hy vọng các bạn hiểu nguyên tắc cơ bản để có thể thi công sàn tĩnh điện Vinyl ESD đạt yêu cầu.
Khi sử dụng bài viết này xin ghi rõ nguồn tham khảo.
Nguồn: công ty vệ sinh TKT Cleaning